Phòng xét nghiệm Á Châu hợp tác cùng hệ thống Medlatec thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư

An toàn - Uy tín - Chất lượng

Email: ngocquan162@gmail.com

Thời gian mở cửa 7h30 - 18h30 (T2 - CN)

Hotline tư vấn

0865 041 679
Phòng xét nghiệm Á Châu hợp tác cùng hệ thống Medlatec thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư
Ngày đăng: 16/03/2023 08:39 AM

    1. Tầm soát ung thư là gì?


    Tầm soát ung thư là kiểm tra bằng các xét nghiệm (xét nghiệm máu, xét nghiệm hình ảnh, thủ thuật xâm nhập…) để phát hiện một số loại ung thư ở giai đoạn sớm hoặc các thương tổn tiền ung thư trước khi có các biểu hiện triệu chứng.


    2. Mục đích của việc tầm soát ung thư
     

    Tầm soát ung thư có các mục đích chính sau:
    - Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm trước khi có các triệu chứng lâm sàng. 
    - Tạo thuận lợi cho việc điều trị và chữa khỏi ung thư ở giai đoạn sớm. 
    - Giảm nguy cơ tử vong do ung thư. 

    3. Các xét nghiệm dùng để tầm soát ung thư

    Có nhiều loại xét nghiệm tầm soát ung thư, mỗi loại ung thư có những xét nghiệm tầm soát nhất định. 
    - Thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử (độ tuổi, giới tính, các yếu tố nguy cơ, yếu tố gia đình…) 
    - Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm (xét nghiệm máu, nước tiểu, mẫu mô, phân,…)
    - Xét nghiệm hình ảnh và thủ thuật (Xquang, chụp cắt lớp vi tính, nội soi,…)
    - Xét nghiệm về di truyền.

    4. Tầm soát ung thư có phải là chỉ thực hiện 1 lần hay không?


    Ung thư là bệnh lý có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào, do đó không có gì đảm bảo bạn sẽ không bị ung thư trong những năm tiếp theo. Tùy thuộc vào từng loại ung thư mà các đối tượng được tầm soát được khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm mỗi 2 năm, 3 năm, 5 năm hay 10 năm.

    5. Tầm soát ung thư đến khi nào

    Phần lớn các loại ung thư thường được khuyến cáo tầm soát đến 75 tuổi. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, việc sàng lọc được dừng lại nếu bác sĩ nhận thấy việc tầm soát ung thư không mang lại lợi ích cho các đối tượng được sàng lọc nữa.

    6. Những quan điểm sai lầm trong tầm soát ung thư

    - Tầm soát ung thư không có nghĩa là chẩn đoán ung thư: chẩn đoán ung thư là một quá trình phức tạp và cần có các xét nghiệm chuyên sâu. Do đó nếu các xét nghiệm sàng lọc có bất thường, cần phải tiến hành một số xét nghiệm khác để chẩn đoán xác định có phải là ung thư hay không.

    - Các chất chỉ điểm ung thư và chụp cắt lớp vi tính KHÔNG phải là xét nghiệm ưu tiên được dùng để tầm soát ung thư. Các chất chỉ điểm ung thư (CEA, CA19-9, CA72-4…) được sử dụng trong theo dõi ung thư sau điều trị và không có giá trị trong việc tầm soát cũng như chẩn đoán ung thư. 

    - Tổn thương ung thư ở giai đoạn sớm hoặc tiền ung thư rất khó để phát hiện trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính, hơn nữa chụp cắt lớp vi tính còn gia tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ, do đó ngoại trừ ung thư phổi, chụp cắt lớp vi tính không phải là xét nghiệm được ưu tiên trong việc tầm soát ung thư.

    7. Những loại ung thư được khuyến cáo tầm soát

    Tầm soát ung thư là một quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức, mỗi loại ung thư có những xét nghiệm tầm soát nhất định và hiện nay không có một loại xét nghiệm nào có thể phát hiện được tất cả các loại ung thư. Do đó chỉ tầm soát những loại ung thư thường gặp nhất tùy thuộc vào tuổi, giới tính và các yếu tố nguy cơ.

    Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society) khuyến cáo tầm soát    các loại ung thư sau: ung thư vú, ung thư cổ tử cung, ung thư đại trực tràng, ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt.
     

    • Ung thư vú

    Ung thư vú được khuyến cáo tầm soát cho phụ nữ trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên và xét nghiệm được lựa chọn để được tầm soát ung thư vú là chụp nhũ ảnh (Mamography)

    - Phụ nữ từ 40 - 54 tuổi: Phụ nữ được khuyến cáo chụp nhũ ảnh mỗi năm 1 lần trong độ tuổi từ 45 - 54; những phụ nữ có yếu tố nguy cơ được khuyến cáo sàng lọc từ độ tuổi 40 trở lên. 

    - Phụ nữ trên 55 tuổi: khuyến cáo chụp 2 năm 1 lần và có thể kéo dài nếu sức khỏe tốt và thời gian sống thêm mong đợi >= 10 năm

    Ung thư vú được khuyến cáo tầm soát cho phụ nữ trong độ tuổi từ 40 tuổi trở lên và xét nghiệm được lựa chọn để được tầm soát ung thư vú là chụp nhũ ảnh     
     


    • Ung thư cổ tử cung

    Xét nghiệm được lựa chọn trong tầm soát ung thư cổ tử cung là phiến đồ âm đạo (PAP test) và xét nghiệm virus HPV (HPV DNA).
    - Phụ nữ 21 - 29 tuổi: khuyến cáo làm PAP test mỗi 3 năm 1 lần
    - Phụ nữ 30 - 65 tuổi: khuyến cáo làm PAP test và HPV DNA mỗi 5 năm 1 lần hoặc chỉ làm PAP test mỗi 3 năm 1 lần
    - Phụ nữ > 65 tuổi: Nếu có 3 lần liên tục PAP test âm tính và 2 lần liên tục xét nghiệm HPV âm tính (trong vòng 10 năm gần nhất), có thể ngưng làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.


    • Ung thư đại trực tràng

    Ung thư đại trực tràng được khuyến cáo tầm soát cho người trưởng thành trong độ tuổi từ 45 - 75 tuổi bằng một trong các xét nghiệm sau: thử máu ẩn trong phân mỗi năm 1 lần; tìm DNA bất thường trong phân mỗi 3 năm 1 lần hoặc nội soi đại trực tràng mỗi 10 năm 1 lần. Đối với những người trên 75 tuổi tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe riêng của mỗi người, thời gian sống thêm mong đợi, tiền sử các xét nghiệm tầm soát trước đó mà bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể trong việc thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư đại trực tràng.


    • Ung thư phổi


    Ung thư phổi được sàng lọc bằng chụp cắt lớp vi tính phổi liều thấp và được khuyến cáo sàng lọc đối với những đối tượng sau:
    - Độ tuổi từ 55 - 74 tuổi có sức khỏe tốt
    - Hút thuốc lá >= 30 gói/năm
    - Đang hút thuốc lá hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm vừa rồi

    • Ung thư tuyến tiền liệt

    Ung thư tuyến tiền liệt được tầm soát ở nam giới từ 50 tuổi trở lên bằng xét nghiệm định lượng PSA (prostate-specific antigen). Tuy nhiên lợi ích của việc tầm soát ung thư tuyến tiền liệt vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng. Do đó những bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ sẽ được bác sĩ cung cấp những ưu và nhược điểm của việc xét nghiệm để họ quyết định có thực hiện tầm soát hay không.    

    Bảng giá xét nghiệm tầm soát ung thư tại Phòng xét nghiệm Á Châu

    XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT UNG THƯ
    TT XÉT NGHIỆM GIÁ LẤY MẪU TẦM SOÁT
    1 AFP (αFP ) 100,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư gan
    2 HCC Wako 2,150,000 Huyết thanh Chẩn đoán sớm bệnh ung thư biểu mô tế bào gan
    3 PSA total 140,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư tuyến Tiền liệt
    4 PSA free 140,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư tuyến Tiền liệt
    5 CA 125 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư Buồng trứng
    6 HE4 440,000 Huyết thanh, huyết tương Tầm soát nguy cơ ung thư Buồng trứng
    7 CA 15-3 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư vú
    8 Ca 19-9 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư tụy mật
    9 CEA 140,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư Đại trực tràng
    10 CA 72-4 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư Dạ dày
    11 Pepsinogen 520,000 Serum (ống đỏ) Tầm soát nguy cơ ung thư Dạ dày
    12 CYFRA 21-1 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư phổi tế bào không nhỏ
    13 NSE 170,000 Serum (ống đỏ) Tầm soát nguy cơ ung thư phổi tế bào nhỏ
    14 Pro GRP (Roche) 420,000 Huyết thanh, huyết tương Tầm soát ung thư phổi tế bào nhỏ
    15 TG 170,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư tuyến giáp
    16 TG ( Thyroglobulin) 170,000 Huyết thanh, huyết tương Tầm soát nguy cơ ung thư tuyến giáp
    17 SCC 220,000 Huyết thanh, Heparin Tầm soát nguy cơ ung thư Vòm họng, thực quản, Cổ tử cung
    18 Beta2 microglobulin 220,000 Huyết thanh, huyết tương Tầm soát nguy cơ ung thư xương, đa u tủy xương
    19 Beta Cross-Laps 170,000 Huyết thanh, huyết tương Đánh giá sự hoạt động của tế bào hủy xương
    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0865 041 679 0977 268 567