Vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella

An toàn - Uy tín - Chất lượng

Email: ngocquan162@gmail.com

Thời gian mở cửa 7h30 - 18h30 (T2 - CN)

Hotline tư vấn

0865 041 679
Vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella
Ngày đăng: 23/05/2024 03:00 PM

    PHẦN I. BỆNH SỞI, QUAI BỊ, RUBELLA

    1.Bệnh sởi

    Tác nhân gây bệnh

    • Bệnh do vi rút sởi (Polynosa morbillorum), thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút sởi chỉ có một kháng nguyên duy nhất.
    • Vi rút sởi chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài, chết ở ngoại cảnh trong vòng 30 phút, dễ bị bất hoạt bởi các thuốc sát trùng.

    1.2.Phương thức lây truyền

    • Bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân.
    • Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong cộng đồng.

    1.3.Triệu chứng

    • Thời gian ủ bệnh: Thường là 12-14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày.
    • Đối tượng nguy cơ: chủ yếu là trẻ em.
    • Nhiễm vi rút sởi gây ra các biểu hiện sau: Sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ mũi (chảy nước mũi).

    1.4.Biến chứng

    • Viêm não, tiêu chảy mất nước nặng, viêm tai giữa hoặc viêm phổi.
    • Biến chứng thai kỳ: Phụ nữ mắc bệnh sởi khi mang thai có nguy cơ chuyển dạ sớm, sẩy thai hoặc con sinh ra bị dị tật.

    1.5.Biện pháp phòng bệnh

    • Bệnh sởi rất dễ lây, không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày.
    • Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
    • Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời.
    • Biện pháp dự phòng chủ động hiệu quả nhất đối với bệnh sởi sử dụng vắc xin sởi.

    2.Bệnh Rubella

    Tác nhân gây bệnh

    Bệnh do vi rút Rubella gây ra, đây là virus chứa ARN, thuộc họ togavirus.

    2.2.Phương thức lây truyền

    Bằng đường hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân.

    2.3.Triệu chứng

    • Thời gian ủ bệnh: khoảng 16 - 18 ngày, có thể dao động từ 14 - 23 ngày.
    • Đối tượng nguy cơ: chủ yếu là trẻ em
    • Bệnh rubella là bệnh nhiễm vi rút cấp tính, khởi đầu sốt nhẹ, đau đầu, mệt mỏi, viêm mũi xuất tiết nhẹ và viêm màng kết mạc mắt. Sau đó, sưng hạch bạch huyết ở sau tai, chẩm, sau cổ và phát ban khoảng 5 - 10 ngày. Ban xuất hiện ở mặt, sau lan toàn thân và gần giống ban sởi hoặc ban của bệnh sốt tinh hồng nhiệt. Khoảng 50% trường hợp mắc bệnh rubella không có phát ban. Bệnh thường giảm bạch cầu, có thể giảm cả tiểu cầu nhưng rất ít biểu lộ xuất huyết.     

    2.4.Biến chứng

    • Bệnh có biến chứng đau khớp, nhất là ở phụ nữ và biến chứng viêm não thường gặp ở người lớn.
    • Khoảng 90% số trẻ sinh ra bị mắc Hội chứng rubella bẩm sinh (CRS: congenital rubella syndrome) do người mẹ bị mắc bệnh rubella trong 3 tháng đầu mang thai.

    2.5. Biện pháp phòng bệnh

    • Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về bệnh rubella, đặc biệt với đối tượng phụ nữ mang thai.
    • Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh rubella là sử dụng vắc xin sởi, rubella (MR) hoặc vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR) cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
    • Biện pháp vệ sinh: Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi.

    3.Bệnh quai bị:

    Tác nhân gây bệnh

    • Bệnh do vi rút quai bị (Mumps virus), thuộc chi Rubulavirus, họ Paramyxoviridae.
    • Vi rút quai bị có thể tồn tại khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: từ 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15 – 20oC, khoảng 1-2 năm ở nhiệt độ âm sâu (- 25 tới -70oC). Bị tiêu diệt nhanh chóng ở nhiệt độ trên 560C, hoặc dưới tác động của tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời và những hóa chất khử khuẩn chứa clo.

    3.2.Phương thức lây truyền

    • Bệnh quai bị lây theo đường hô hấp. Vi rút có trong các hạt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng bắn ra ngoài không khí khi bệnh nhân ho, hắt hơi, khạc nhổ, nói chuyện..., người lành hít phải trực tiếp hoặc qua các đồ dùng bị nhiễm dịch hô hấp do bệnh nhân thải ra sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Những hạt nước bọt chứa vi rút sống gây bệnh kích thước nhỏ (từ 5 - 100 mm) có thể phát tán mạnh trong phạm vi 1,5 mét; những hạt cực nhỏ, dạng khí dung (dưới 5 mm) có thể bay lơ lửng nhiều giờ trong không khí ở những không gian kín, gặp gió các hạt khí dung chứa vi rút có thể phát tán xa hơn.

    3.3.Triệu chứng

    • Thời gian ủ bệnh: Trung bình 16-18 ngày (thay đổi từ 12-25 ngày).
    • Đối tượng nguy cơ: Nam nhiều hơn nữ.
    • Bệnh nhân có sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một hoặc một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%) hoặc viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), viêm màng não vô khuẩn, viêm tụy, viêm khớp, viêm thận, viêm tuyến giáp.

    3.4.Biến chứng

    • Viêm cơ tim, viêm tụy cấp tính, viêm não, viêm màng não.
    • Viêm buồng trứng đối với phụ nữ, người bị bệnh sẽ có dấu hiệu như đau bụng và rong kinh. Đặc biệt là đối với phụ nữ có thai trong giai đoạn 3 tháng đầu khi mắc bệnh quai bị có thể bị sảy thai hoặc thai chết lưu.
    • Gây viêm tinh hoàn và nặng hơn là teo tinh hoàn, dẫn đến vô sinh khi bị quai bị ở nam giới.

    3.5.Biện pháp phòng bệnh

    • Tuyên truyền giáo dục cộng đồng về biến chứng của bệnh quai bị, nhất là ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của nam giới.
    • Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là sử dụng vắc xin quai bị cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
    • Biện pháp vệ sinh: Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi.

    PHẦN II. DỊCH TỄ HỌC

    1.Toàn cầu và khu vực

    Tình hình dịch sởi

    • Theo báo cáo của WHO đến ngày 30/9/2019, toàn cầu ghi nhận tổng cộng 423.963 trường hợp mắc sởi (bao gồm cả sởi xác định bởi phòng xét nghiệm, lâm sàng và có liên quan dịch tễ học), tại tất cả các khu vực và vùng lãnh thổ.
    • So sánh với cùng kì năm 2018, số mắc sởi toàn cầu trong năm 2019 tăng 2,45 lần, trong đó khu vực Châu Phi tăng gấp 7,91 lần (188.010 ca /23.753 ca), khu vực Tây Thái Bình Dương tăng 2,69 lần (49.396 ca /18.311 ca) và khu vực Châu Âu tăng gần 2 lần (97.527 ca /52.958 ca).

    1.2.Tình hình dịch quai bị

    • Số mắc tập trung cao nhất tại khu vực Tây TBD trong 5 năm từ 2013-2017
    • Năm 2017, khu vực Tây TBD 334.654 ca mắc (chiếm 60,4% trên toàn thế giới )

    1.3.Tình hình dịch rubella

    • Năm 2019, 133/194 quốc gia số ca mắc rubella, trong đó 3 khu vực số mắc cao nhất là: Châu Phi 1.376 ca (38%), Tây TBD 887 ca (24,5%) ĐNA 884 ca (24,4%)

    2.Việt Nam:

    2.1. Tình hình dịch sởi

    • Từ năm 2008 đến 2018 tại Việt Nam xuất hiện: 2 vụ dịch sởi lớn trong các năm 2009-2010 và 2013-2014.
    • Kết quả giám sát năm 2019:Tỷ lệ mắc sởi/100.000 dân là 0,58 tăng cao hơn so với năm 2018.Nhóm tuổi mắc cao nhất: <9 tháng tuổi , 9-11 tháng tuổi.
    • Vắc xin sởi đơn (MV) và sởi – rubella (MR) được triển khai trong chương trình TCMR các năm qua đã góp phần khống chế hiệu quả các dịch sởi, góp phần hạn chế tử vong và các biến chứng nghiêm trọng do mắc bệnh.

    2.2. Tình hình dịch quai bị

    • Bệnh quai bị lưu hành tại Việt Nam với hàng chục ngàn ca mắc mỗi năm. Bệnh gây dịch tại nhiều địa phương trên cả nước.
    • Năm 2016 ghi nhận trên 39,242 ca mắc quai bị, năm 2017 ghi nhận trên 35,149 ca mắc quai bị.
    • Hiện nay, vắc xin quai bị (vắc xin MMR) chỉ có trong tiêm dịch vụ.

    2.3. Tình hình dịch rubella

    • Từ năm 2014 2017 tại Việt Nam xuất hiện: vụ dịch Rubella lớn trong năm 2015.

    -    Tỷ lệ mắc/100.000 dân năm 2015 (10,4 ca), 2016 (3,7 ca).

    • Vắc xin sởi, rubella (MR) được triển khai trong chương trình TCMR các năm qua đã góp phần giảm tỉ lệ mắc bệnh rubella trong cả nước.

     

    PHẦN III. VẮC XIN PHÒNG BỆNH

    1.Vắc xin phòng bệnh Sởi:

    • Bản chất vắc xin sởi là vắc xin sống, giảm độc lưc. Trên thực tế có vắc xin sởi đơn (MV) hoặc phối hợp với các vắc xin khác như vắc xin sởi, rubella (MR), sởi,quai bị và rubella (MMR).
    • Hiện nay trên toàn cầu, chủ yếu sử dụng vắc xin sởicó nguồn gốc từ chủng Edmonston nuôi cây trên tế bào phôi gà. Một số ít vắc xin sởi sử dụng chủng Leningrad-16, Shanghai-191, CAM-70 và TD97 vẫn đang được sử dụng.
    • Xu thế hiện nay sử dụng vắc xin kết hợp sởi, quai bị và rubella (MMR) giúp phòng được 3 bệnh trong 1 mũi tiêm đồng thời giảm số lần tiêm cho trẻ.

    2.Vắc xin phòng bệnh quai bị:

    • Bản chất vắc xin quai bị là vắc xin sống, giảm độc lưc. Trên thực tế có vắc xin quai bị đơn hoặc phối hợp như vắc xin sởi, quai bị và rubella.
    • Có khoảng 5 chủng quai bị được sử dụng làm vắc xin (Jeryl Lynn, Urabe, Rubini, Leningrad-3, L-Zagreb). Trong đó 2 chủng quai bị được sử dụng phổ biến nhất là Leningrad-Zagreb và Jeryl Lynn.
    • Hiện nay trên thế giới các nhà sản xuất không sản xuất vắc xin quai bị đơn, chỉ sản xuất vắc xin kết hợp sởi, quai bị và rubella.

    3.Vắc xin phòng bệnh Rubella:

    • Bản chất vắc xin rubella là vắc xin sống, giảm độc lưc. Vắc xin rubella được sử dụng trên thế giới đều chứa chủng vi rút RA 27/3 (Plotkin, 1965) vì tạo đáp ứng miễn dịch tốt và tính an toàn cao.
    • Hiện nay,chủ yếu sử dụng vắc xin kết hợp sởi, rubella (MR) và vắc xin sởi, quai bị và rubella (MMR)giúp phòng được 3 bệnh trong cùng 1 mũi tiêm đồng thời giảm số lần tiêm cho trẻ.

    4.Vắc xin phối hợp Sởi, Quai bị, Rubella (MMR):

    • Hiện nay, trên thế giới có 3 loại vắc xin MMR được dùng phổ biến là vắc xin MMR-SII của SII, MMR-II của MSD và Priorix của GSK.
    • Vắc xin MMR-SII sử dụng chủng quai bị Leningrab-Zagreb có hiệu quả phòng bệnh tốt hơn và thời gian bảo vệ dài hơn so với vắc xin MMR-II và Priorix sử dụng chủng quai bị Jeryl Lynn.
    • Từ 2015, vắc xin MMR-SIIcủa SII được sử dụng phổ biến trên toàn cầu và chiếm thị phần về vắc xin MMR chủ yếu trong các tổ chức như UNICEF, GAVI và PAHO.
    • Tại Việt Nam, hiện có 3 loại vắc xin MMR là MMR-SII, MMR-II (MSD) và Priorix (GSK)

     PHẦN IV. VẮC XIN SỞI, QUAI BỊ, RUBELLA (MMR-SII)

    1.Nhà sản xuất: Serum Institute of India (SII) - Viện Huyết thanh Ấn Độ

    • SII đứng thứ nhất thế giới về sản xuất vắc xin Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Hib, BCG, Viêm gan B, Sởi, Quai bị, Rubella.
    • Vắc xin do SII sản xuất được sử dụng ở hơn 170 nước trên thế giới và bảo vệ cho hàng triệu trẻ em không bị tử vong
    • Trên thị trường toàn cầu về vắc xin năm 2018, 3 nhà sản xuất chiếm lĩnh thị trường với nhiều sản phẩm nhất bao gồm: GSK, Sanofi và Viện Huyết thanh Ấn Độ.

    2.Vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella (MMR-SII):

    2.1. Thông tin chung

    • Sản xuất tại Viện Huyết thanh Ấn Độ.
    • Được cấp phép sử dụng tại Ấn Độ năm 1995.
    • Đã đạt chứng nhận tiền thẩm định (PQ) của WHO năm 2003.
    • Đã được đăng ký ở 84 nước.

    2.2.Chỉ định, lịch tiêm và cách sử dụng:

    • Tạo miễn dịch chủ động cho trẻ từ 12 tháng tuổi đến 10 tuổi để phòng bệnh sởi, quai bị và rubella.
    • Lịch tiêm: Mũi 1 từ 12-15 tháng tuổi.Mũi 2cách mũi 1 ít nhất 4 tuần. Nên tiêm sớm trước tuổi đi học của trẻ.
    • Có thể tiêm đồng thời với vắcxin: DPT, DT, TT, Td, BCG, Bại liệt (uống hoặc tiêm), Hib, viêm gan B, Thủy đậu, Sốt vàng và uống vitamin A.

    2.3.Nghiên cứu an toàn của MMR-SII

    • Kết quả của nghiên cứu an toàn thực hiện tại 6 nơi ở Ấn Độ của 2668 trẻ em độ tuổi 15-18 tháng. Theo dõi cẩn thận trong 42 ngày: Không ghi nhận các trường hợp biến cố bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng mà nguyên nhân là do vắc xin.
    • Kết quả của nghiên cứu theo dõi tính an toàn sau cấp phép tại Ai Cập trên 453.119 trẻ em bao gồm 65.423 trẻ em tuổi từ 16-24 tháng và 329.211 trẻ em tuổi từ 5 – 7, nhóm chứng tương ứng gồm 12.253 và 46.232 trẻ em:Tỉ lệ nhỏ có biến cố bất lợi tại chỗ và/hoặc toàn thân. Không có trường hợp nào viêm màng não nước trong, viêm não, sốc phản vệ hoặc co giật được ghi nhận.
    • Báo cáo an toàn sau sử dụng tại Việt Nam (2018-2021): Không ghi nhận các trường hợp biến cố bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng mà nguyên nhân là do vắc xin.

    2.4.Hiệu quả phòng bệnh của MMR-SII

    • Hiệu quả phòng bệnh của các chủng quai bị đang được sử dụng làm vắc xin:

    • Chủng quai bị Jeryl Lynn: Chủng này đã chứng minh hiệu quả ~ 95%; nhưng trong các vụ dịch, hiệu quả giảm xuống còn dưới 62%.
    • Chủng quai bị Leningrad-Zagreb: Chủng này được sử dụng rộng rãi ở các nước đang phát triển. Hiệu quả của vắc xin trên 95%.
    • Thử nghiệm lâm sàng: Định lượng kháng thể ở trẻ em gái Ấn Độ sau tiêm phòng vắc xin MMR 6 năm.
      • Tỉ lệ huyết thanh dương tính của vắc xin MMR-SII là:88% (Sởi), 95% (Quai bị) và 100% (Rubella).
      • Trong nghiên cứu vắc xin MMR của Merck, tỉ lệ huyết thanh âm tính sau tiêm vắc xin 6 năm là:12% (Sởi), 14,9% (Quai bị) và 3,3% (Rubella).

    2.5.Biến cố bất lợi sau tiêm chủng

    2.6.Tổng kết:

    Vắc xin Sởi, Quai bị, Rubella (MMR) - MMR-SII của Viện Huyết thanh Ấn Độ:

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Zalo
    Hotline
    0865 041 679 0977 268 567