vắc xin cúm tứ giá

An toàn - Uy tín - Chất lượng

Email: ngocquan162@gmail.com

Thời gian mở cửa 7h30 - 18h30 (T2 - CN)

Hotline tư vấn

0865 041 679
vắc xin cúm tứ giá

vắc xin cúm mùa

Vắc xin Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng bệnh Cúm mùa

1. Thông tin vắc xin

Vắc xin cúm Tứ giá Vaxigrip Tetra phòng được 4 chủng tuýp virus cúm gồm: 2 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và 2 chủng cúm B (Yamagata, Victoria).

Nguồn gốc

Vắc xin Vaxigrip Tetra được nghiên cứu và phát triển bởi tập đoàn hàng đầu thế giới về dược phẩm và chế phẩm sinh học Sanofi Pasteur (Pháp).

Đường tiêm

Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

Chống chỉ định

  • Quá mẫn cảm với các hoạt chất, với bất kỳ tá dược liệt kê trong mục “thành phần” hoặc bất kỳ chất nào có thể có trong thành phần dù với một lượng rất nhỏ còn sót lại (vết) như trứng (protein của gà), neomycin, formaldehyde và octoxynol-9.
  • Hoãn tiêm vắc xin với những người bị sốt vừa hay sốt cao hay bị bệnh cấp tính.

Thận trọng khi sử dụng

  • Không được tiêm Vaxigrip Tetra vào tĩnh mạch.
  • Thận trọng khi sử dụng cho người bị suy giảm miễn dịch, suy giảm tiểu cầu hoặc bị rối loạn chảy máu.

Tác dụng không mong muốn

  • Phản ứng tại chỗ: ban đỏ (quầng đỏ), sưng, đau, bầm máu, nốt cứng.
  • Phản ứng toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.

Bảo quản

Vắc xin Vaxigrip Tetra được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C. Không để đông băng và tránh ánh sáng.

2. Đối tượng

Vắc xin Vaxigrip Tetra 0.5ml của Pháp phòng cúm mùa, được chỉ định cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

3. Phác đồ, lịch tiêm

Vắc xin Vaxigrip Tetra phòng cúm dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn có lịch tiêm như sau:

  • Từ 6 tháng đến 9 tuổi: 

Lịch tiêm 2 mũi:

– Mũi 1: lần tiêm đầu tiên

– Mũi 2: một tháng sau mũi 1

  • Từ 9 tuổi trở lên: Lịch tiêm 01 mũi duy nhất và nhắc lại hằng năm.

Lưu ý: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm, luôn cách tối thiểu 12 tháng so với mũi trước.

4. Điều kiện trước tiêm

Bị nhiễm Covid-19 rồi có tiêm cúm được không?

Sau khi điều trị xong Covid-19, sức khỏe hoàn toàn ổn định (không còn các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh Covid-19), khách hàng vẫn có thể tiêm các vắc xin khác được (trừ vắc xin Covid-19 cần chờ sau 3 tháng). Tùy vào sức khỏe từng khách hàng mà bác sĩ khám sàng lọc và chỉ định phù hợp.

Khách hàng trước khi tiêm vắc xin cúm có cần ăn thử trứng gà trước khi tiêm để test dị ứng không?

Theo các khuyến cáo gần đây, người dị ứng với trứng vẫn có thể tiêm ngừa cúm. Vì vậy trong thực hành tiêm chủng, bác sĩ không nhất thiết phải yêu cầu người đi tiêm vắc xin cúm cần ăn thử trứng để thử dị ứng trước khi tiêm.

Tuy nhiên, bên cạnh việc khám sàng lọc và tư vấn của bác sĩ, người đi tiêm vắc xin nên thông báo cho bác sĩ các thông tin lịch sử dị ứng của bản thân, bao gồm dị ứng thức ăn, vắc xin, hóa chất, phản ứng nặng sau tiêm lần trước (nếu có)… Do vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi đến Á Châu Pleiku để tiêm chủng theo đúng lịch. 

Phụ nữ mang thai có tiêm được vắc xin cúm không?

Vắc xin phòng cúm không chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai. Khách hàng có thể tiêm sau 3 tháng đầu thai kỳ và trước ngày dự sinh ít nhất 1 tháng. Khi tiêm, bác sĩ sẽ thăm khám, tư vấn, chỉ định mũi tiêm phù hợp. Khách hàng cần hoàn tất một số thủ tục trước tiêm.

Lưu ý: vắc xin phòng Cúm Ivacflu – S (Việt Nam) không chỉ định cho phụ nữ mang thai.

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm được vắc xin phòng cúm không?

Trong thời gian cho con bú, phụ nữ vẫn có thể đi tiêm chủng một số loại vắc xin như Cúm tránh trở thành nguồn lây nhiễm bệnh cho con, đặc biệt khi trẻ chưa đủ tuổi để tiêm ngừa một số vắc xin.

5. Phản ứng sau tiêm chủng

Vắc xin Vaxigrip là vắc xin có độ an toàn cao. Sau khi tiêm vắc xin cúm, người được tiêm thường gặp những phản ứng nhẹ, không kéo dài và không cần điều trị đặc biệt. Đó là sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Tại chỗ tiêm: đau, đỏ, sưng
  • Toàn thân: sốt, khó chịu, run rẩy, mệt mỏi, đau đầu, đổ mồ hôi, đau khớp và đau cơ.

6. Tình trạng vắc xin

Để tham khảo thông tin tình trạng vắc xin, Quý khách vui lòng truy cập bảng giá.

7. Các câu hỏi thường gặp

Vắc xin cúm được sản xuất hàng năm bao gồm mấy mùa?

Vắc xin cúm được sản xuất hàng năm bao gồm 2 mùa: mùa cúm Nam bán cầu và mùa cúm Bắc bán cầu. Chủng virus cúm được WHO cập nhật hàng năm và từ đó vắc xin cúm cũng thay đổi type virus để phòng bệnh tốt nhất. Chủng virus cúm mỗi năm có thể giống hoặc có thể khác so với năm trước. 

Tại sao vắc xin cúm lại có hạn sử dụng ngắn?

Đặc điểm của vắc xin phòng cúm khác với các loại vắc xin khác là có hạn sử dụng chỉ 1 năm. Thông thường vắc xin phòng cúm được sản xuất để phòng bệnh cho chủng cúm của mùa năm đó. Hàng năm chủng cúm sẽ được nhà sản xuất cập nhật 1 lần.

Vắc xin có hạn sử dụng cận date, tiêm có làm sao không?

Đối với vắc xin cúm nói riêng và các vắc xin khác nói chung, nhà sản xuất đã nghiên cứu độ ổn định của sản phẩm để đảm bảo chắc chắn vắc xin có tác dụng phòng bệnh tốt trong suốt thời gian từ khi sản xuất đến khi hết hạn dùng của vắc xin, vì vậy Khách hàng hoàn toàn yên tâm tiêm vắc xin, ngay cả khi vắc xin đang ở ngày cuối cùng của tháng được ghi trong hạn sử dụng.

Tiêm nhắc cúm vào thời điểm nào trong năm?

Nên tiêm vắc xin trước mùa dịch cúm. Ở Việt Nam, nghiên cứu dịch tễ học cúm cho thấy dịch cúm xuất hiện quanh năm, thường đạt đỉnh vào tháng 7 và 11 hàng năm, có xu hướng gia tăng vào mùa đông và mùa xuân. Vì vậy, khách hàng nên tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng. Phần lớn người trưởng thành có đáp ứng kháng thể trong 2 tuần sau tiêm.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở quốc gia thuộc vùng nhiệt đới, cúm xảy ra quanh năm. Vì vậy có thể tiêm phòng cúm định kỳ vào mọi thời điểm trong năm với các vắc xin hiện hành.

 

 

Zalo
Hotline
0865 041 679 0977 268 567